Nếu khu vực nấu đã từng khoét đá để lắp đặt bếp ga âm, bếp từ cũ thì bạn nên chọn một thiết bị bếp từ có kích thước tương tụ để không phải chỉnh sửa nhiều.
Các lưu ý khi chọn kích thước lắp đặt bếp từ:
Không khoét lỗ đặt bếp quá lớn (không quá 1cm ở mỗi cạnh bếp) sẽ làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến mặt kính bếp từ.
Không chọn vị trí đặt bếp từ sát với bồn rửa bát, vòi nước, đường ống nước, tủ lạnh, máy giặt,.. dễ làm rò rỉ nước, nhưng tụ nước, ấm thấp dẫn đến chập điện, han gỉ bếp.
Khoảng cách lý tưởng từ mặt bếp từ đến tủ bếp hoặc máy hút mùi là 65 cm.
Mép trong và mép ngoài mặt đá tới viền bếp là 15 cm
Khoảng cách hở giữa đáy bếp và vách ngăn bên dưới (khoảng trống) là 15 cm.
3, Hệ thống điện bếp từ
Kết nồi nguồn điện là tiêu chí vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn, khả năng vận hành bếp. Vì thế người dùng cần lưu ý:
Nguồn điện tiêu chuẩn bao gồm 3 dây: dây lửa, dây trung tính, dây tiếp đất
Sử dụng riêng ổ cắm điện, không cắm chung máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm điện, ấm siêu tốc,... với bếp từ. Đảm bảo hiệu suất nguồn điện phải cung cấp đủ từ 190-230V.
Nên đặt atomat riêng cho bếp từ. Aptomat loại 16A hoặc 32A là tốt nhất.
Chọn loại dây điện cao cấp để có thể tải được nguồn điện công suất lớn.
Với các sản phẩm bếp từ nhập khẩu châu Âu hoặc Nhật, Thái Lan có hiệu suất nguồn điện thấp hơn bạn cần sử dụng sự hộ trợ của bộ chuyển điện áp từ 220V xuống bằng mức điện áp của bếp từ đó.
4, Các lưu ý sau khi lắp đặt xong
Sau khi lắp đặt bếp từ xong, cần xem các lưu ý nhỏ dưới đây:
Sau khi đặt bếp vào vị trí lỗ khoét xong, cần bắt đai giữ bếp với mặt bàn đá để bếp không bị xê dịch.
Dùng khăn ẩm thấm nước để lau bếp, xóa bỏ bụi
Kiểm tra, test thử bếp để xem khả năng vận hành của bếp sau khi lắp đặt
Để có cách lắp đặt bếp từ đúng tiêu chuẩn, người dùng nên thức hiện đầy đủ các tiêu chí trên đây để có thể lắp đặt bếp từ đúng cách, sử dụng an toàn và hiệu quả. Chúc bạn thực hiện thành công!